Ở người già tình trạng cơ thể có những biểu hiện tự đầu độc do táo bón, đi tiểu ít, ra mồ hôi ít hoặc do lượng máu lưu thông kém. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, da dẻ kém tươi tắn, nhiều nếp nhăn, cơ thể trong khô héo rất nhanh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do ở người cao tuổi thường uống quá ít nước. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe, người cao tuổi cần uống nước nhiều hơn.
- Trích mang nước nhanh -
Người cao tuổi thường uống không đủ nước, do trung tâm “cảnh báo thiếu nước” trên não hoạt động kém đi nên ít có cảm giác khát nước, dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ.
Cơ thể thiếu nước dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Và ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng: tích tụ chất cặn bã.
Có nhiều người cao tuổi sau khi tỉnh giấc thích uống nước lạnh đặt trong tủ vì cảm thấy tỉnh táo tinh thần. Thực tế uống nước lạnh lúc này không thích hợp, vì dạ dày đường ruột lúc này trống rỗng, nước quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể kích thích đường ruột dạ dày.
Nghiên cứu phát hiện, nước sau khi đun sôi đến 20 - 25 độ dễ thẩm thấu qua màng tế bào, có tác dụng trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nếu người cao tuổi có thói quen uống nước ấm, trạng thái trao đổi chất tốt hơn, tích lũy acid lactic trong cơ thịt giảm thấp, sẽ không có dấu hiệu mệt mỏi
Cũng không ít người cao tuổi cho rằng uống nước muối loãng có tác dụng tốt đối với sức khỏe cơ thể, vì thế khi tỉnh giấc là liền uống nước muối loãng, suy nghĩ này sai lầm.
Nghiên cứu cho rằng, con người trong thời gian ngủ ban đêm không được cung cấp nước nhưng quá trình hít thở, bài tiết mồ hôi, thải độc tố vẫn được tiến hành, hoạt động sinh lý này cần nhiều nước để tiêu hao.
Buổi sáng tỉnh giấc uống nước trắng có thể làm máu loãng đi. Nước muổi có thể làm nước thẩm thấu mất đi nhiều hơn khiến con người cảm thấy khô họng.
Hơn nữa, huyết áp thường tăng vào buổi sáng, uống nước muối sẽ càng làm huyết áp càng tăng cao.
Không nên chọn nước hoa quả, coca, nước có gas, cà phê, sữa…là cốc nước đầu tiên vào buổi sáng.
Nước có gas làm mất đi canxi trong cơ thể, giảm canxi trong huyết dịch, thời gian dài gây thiếu canxi. Còn một số loại đồ uống khác có tác dụng lợi tiểu, uống vào buổi sáng không những bổ sung phần nước còn thiếu trong cơ thể
Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly lớn, do người cao tuổi hay quên và mất cảm giác khát nên cần tập thói quen uống nước, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không uống nhiều nước vào buổi tối.
Trong nhà có người cao tuổi, cần có sẵn vài chai nước đun sôi để nguội (hoặc các loại nước uống đóng chai đúng quy cách như nước uống lavie, các loại nước tinh khiết..) nước trà, nước hoa quả (ngoài nước còn cung cấp vitamin, khoáng chất), nước canh (trong bữa ăn), sữa (ngoài nước còn cung cấp chất đạm, chất béo, đường, còn có cả can-xi phòng chống loãng xương ở người già).
Nên tạo thói quen uống nước thường xuyên, góp phần nâng cao sức khỏe người già, là những người dễ nảy sinh ra nhiều bệnh qua lũy tích nhiều yếu tố nguy cơ trong cuộc sống.
Nước uống chỉ cần là nước đun sôi để nguội, các dạng nước khác nhau cung cấp hằng ngày cho cơ thể: như nước trà, nước hoa quả (ngoài nước còn cung cấp vitamin, khoáng chất), nước canh (trong bữa ăn), sữa (ngoài nước còn cung cấp chất đạm, chất béo, đường, còn có cả can-xi phòng chống loãng xương ở người già) ...
Tốt hơn hết ở trong nhà có những người cao tuổi, cần có sẵn vài chai nước đun sôi để nguội, một vài lít sữa tươi, hoặc vài hộp sữa bổ trợ sức khỏe người cao tuổi, để tạo thói quen uống nước thường xuyên
Mỗi sáng sớm nên bắt đầu bằng một ly nước (200 ml) và thói quen uống nước, nước hoa quả, uống nước canh, uống sữa thường xuyên trong ngày... sẽ giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh mà người cao tuổi thường hay mắc phải.
Nhu cầu nước tối thiểu để cân bằng dịch trong cơ thể xác định bằng tổng số nước tiểu cần thải ra hằng ngày (500 ml/ngày) và số nước mất không cảm thấy được qua da và đường hô hấp (500 ml - 1.000 ml) trừ đi số nước được sản sinh ra từ chuyển hóa nội sinh (300 ml/ngày). Thông thường nước được đưa vào hằng ngày là 2.000 -3.000 ml và lượng nước tiểu sẽ là 1.000 ml/ngày